ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 – phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
– 1987 Quality systems – Model for quality assurance in design/development, production, installation and servicing (Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).
– 1994 Quality systems – Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).
– 2000 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
– ISO 9001:2008 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
– ISO 9001:2015 Quality managemeint systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
– Minh chứng cam kết của doanh nghiệp về việc duy trì, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, nâng cao thương hiệu và sức cạnh tranh của sản phẩm;
– Đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan;
– Đem lại một cách tiếp cận có tính quá trình và tính hệ thống trong việc xử lý công việc;
– Là chuẩn mực để đánh giá, đo lường được sự tiến bộ hướng tới việc cải tiến liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Tiếp cận phương pháp làm việc khoa học, giảm thiểu sự sai sót, ngăn ngừa rủi ro, nâng cao mức thỏa mãn của khách hàng;
– Tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình xin cấp các loại giấy phép.
AQUACERT tiến hành thành lập ban tư vấn gồm các thành viên có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động của đơn vị (“Ban tư vấn ISO 9001:2015”). Ban tư vấn tiến hành:
Bước 1: Khảo sát thực trạng tại đơn vị
– Làm rõ đặc tính lĩnh vực hoạt động và quy trình hoạt động hiện tại của đơn vị;
– Xác định bối cảnh, nhu cầu quản trị nội bộ;
– Xác định các rủi ro và cơ hội chính trong hoạt động chất lượng;
– Các biện pháp và hiệu lực các biện pháp kiểm soát hiện hành;
– Đề xuất các bổ sung/ thay đổi cần thiết của hệ thống hiện hành và thảo luận mô hình HTQLCL ISO 9001:2015;
– Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai dự án.
Bước 2: Bổ nhiệm Đại điện lãnh đạo (QMR) và Ban ISO
– Căn cứ nhân lực hiện tại của đơn vị, hướng dẫn phân công trách nhiệm bổ nhiệm Đại điện lãnh về chất lượng đạo (QMR) và Ban ISO.
Bước 3: Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 9001:2015
– Đào tạo về nhận thức và diễn giải các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 các nhân sự liên quan;
– So sánh các điểm khác biệt của ISO 9001:2008 và 2015 (nếu cần);
– Đào tạo, hướng dẫn phân tích bối cảnh, quá trình, rủi ro và cơ hội.
Bước 4: Đào tạo cách thức xây dựng Hệ thống văn bản; Xây dựng văn bản Hệ thống quản lý
– Đào tạo, hướng dẫn cách thức xây dựng Hệ thống văn bản đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015;
– Hỗ trợ xây dựng, góp ý các văn bản Hệ thống quản lý.
Bước 5 : Ban hành và áp dụng Hệ thống tài liệu
– Rà soát cấu trúc và ban hành Hệ thống tài liệu;
– Hướng dẫn áp dụng HTQLCL;
– Giám sát việc áp dụng và xử lý các phản hồi để cải tiến.
Bước 6: Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ
– Diễn giải sâu hơn về tiêu chuẩn ISO 9001:2015; giúp họ hiểu rõ hơn thế nào là sự phù hợp/ không phù hợp trong kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chuẩn;
– Đào tạo những kỹ năng cần thiết (hoạch định, triển khai, đánh giá ….) để trở thành một chuyên gia đánh giá nội bộ;
– Tiến hành đánh giá nội bộ.
Bước 7: Khắc phục sự KPH và thực hiện HĐKP&PN sau đánh giá nội bộ
– Hướng dẫn khắc phục và thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa đối với các điểm không phù hợp được phát hiện trong cuộc đánh giá nội bộ.
Bước 8: Đánh giá chứng nhận (bên thứ 3)
– Gửi đơn Đăng ký chứng nhận và thống nhất ngày đánh giá của Tổ chức chứng nhận;
– Bên thứ ba tiến hành đánh giá tại đơn vị.
Bước 9: Khắc phụ sự KPH và thực hiện HĐKP&PN
– “Ban tư vấn ISO 9001:2015” cùng tham gia và hướng dẫn khắc phục đối với các điểm không phù hợp được phát hiện bởi bên thứ 3.
Bước 10: Nhận chứng chỉ ISO 9001:2015
– Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO 9001:2015 cho đơn vị.
– Tư vấn sẵn sàng hỗ trợ quý đơn vị trong việc vận hành và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống.
Việc thực hiện, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn đa ngành, đa lĩnh vực, được đào tạo chuyên sâu; AQUCERT luôn thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng bằng năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp.
AQUCERT tự hào là đơn vị tư vấn ISO 9001:2015 đáng tin cậy của các đối tác, tổ chức và doanh nghiệp.