AQCERT cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận ISO 14001:2015 trên toàn quốc và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, cải tiến hệ thống quản lý môi trường sau chứng nhận.
Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2015 giúp công tác quản lí môi trường của doanh nghiệp được chuẩn hóa chuyên nghiệp và toàn diện hơn; tạo thiện cảm đối với khách hàng, dân cư xung quanh, tránh được các vấn đề khiếu nại môi trường; chủ động kiểm soát, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường; nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất, dịch vụ.
Không chỉ vậy, chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng chứng minh thực tế doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu luật pháp về môi trường, mang đến uy tín cho tổ chức. Nó sẽ như tấm vé thông hành xanh vào thị trường thế giới. Điều này sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho tổ chức và gia tăng thị phần hiện tại.
Ngày 13 tháng 5 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. Tại điều 25 của Nghị định này quy định:
Bước 1: Tiếp xúc ban đầu
Khách hàng khi có yêu cầu chứng nhận ISO 9001:2015 liên hệ với AqCert để được hướng dẫn chi tiết về nguyên tắc và điều kiện chứng nhận, quá trình và thủ tục chứng nhận và các yêu cầu liên quan (Báo giá, hợp đồng, …).
Bước 2: Đăng ký chứng nhận
AqCert sẽ hỗ trợ quý khách hàng trong việc Đăng ký chứng nhận.
Bước 3: Xem xét trước đánh giá
– Thành lập Hội đồng thẩm xét;
– Xem xét Đăng ký chứng nhận, tài liệu của khách hàng;
– Thành lập Đoàn chuyên gia đánh giá.
Bước 4: Đánh giá sơ bộ (đánh giá giai đoạn 1)
– Đoàn chuyên gia đánh giá chi tiết tài liệu về hệ thống quản lý của khách hàng;
– Đánh giá địa điểm của khách hàng và các điều kiện cụ thể đồng thời tiến hành trao đổi với cán bộ của khách hàng để xác định sự sẵn sàng cho đánh giá giai đoạn 2;
– Xem xét tình trạng và sự hiểu biết của khách hàng về các yêu cầu của tiêu chuẩn, đặc biệt là nhận biết việc thực hiện chính hoặc các khía cạnh, quá trình, mục tiêu và hoạt động quan trọng của hệ thống quản lý;
– Thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến phạm vi của hệ thống quản lý, các quá trình và (các) địa điểm của khách hàng, cũng như các khía cạnh về luật định và chế định liên quan và sự tuân thủ (ví dụ khía cạnh của chất lượng, môi trường, khía cạnh pháp lý của hoạt động của khách hàng, các rủi ro kèm theo, v.v…);
– Xem xét việc phân bổ nguồn lực để đánh giá giai đoạn 2 và thỏa thuận với khách hàng về chi tiết đánh giá giai đoạn 2;
– Đưa ra trọng tâm để hoạch định đánh giá giai đoạn 2 bằng việc thu nhận hiểu biết đầy đủ về hệ thống quản lý của khách hàng và các hoạt động tác nghiệp tại hiện trường trong bối cảnh các khía cạnh quan trọng có thể có;
– Đánh giá xem các cuộc đánh giá nội bộ xà xem xét của lãnh đạo có được hoạch định và thực hiện hay không và mức độ áp dụng của hệ thống quản lý có chứng tỏ rằng khách hàng sẵn sằng để đánh giá giai đoạn 2.
Bước 5: Đánh giá chính thức (đánh giá giai đoạn 2)
Đoàn chuyên gia đánh giá xác nhận việc áp dụng, bao gồm cả tính hiệu lực của hệ thống quản lý
Bước 6: Thẩm xét sau chứng nhận: Hội đồng thẩm xét xem xét các hồ sơ chứng nhận
– Đơn đăng ký;
– Hệ thống tài liệu khách hàng;
– Hồ sơ xem xét trước đánh giá;
– Hồ sơ đánh giá sơ bộ và chính thức.
Bước 7: Cấp giấy chứng nhận:
Kết thúc quá trình đánh giá, khách hàng sẽ nhận được giấy chứng nhận có thời hạn 3 năm.
Bước 8: Đánh giá giám sát định kỳ
Trong thời gian hiệu lực GCN, khách hàng sẽ được đánh giám sát định kỳ với chu kỳ không quá 12 tháng/lần.
Bước 9: Đánh giá chứng nhận lại
Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực 3 năm, Khách hàng đăng ký tái chứng nhận và được đánh giá chứng nhận lại từ Bước 3.
Điều 25. Đối tượng, thời hạn hoàn thành hệ thống quản lý môi trường
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001.
2. Thời hạn hoàn thành hệ thống quản lý môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày dự án đi vào vận hành;
b) Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 đối với các cơ sở đang hoạt động.”
- Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
- Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
- Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
- Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
- Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;
- Thuộc da;
- Lọc hóa dầu;
- Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;
- Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
- Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
- Sản xuất pin, ắc quy;
- Sản xuất clinker;
- Chế biến mủ cao su;
- Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
- Chế biến mía đường;
- Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
- Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.
Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải chứng nhận ISO 14001 gồm:
- Có nhiều năm kinh nghiệm đánh giá chứng nhận: Đội ngũ chuyên gia tư vấn, đánh giá là những người có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản theo chuẩn mực quốc tế IRCA.
- Chi phí thực hiện hợp lý, công khai với khách hàng mọi chi phí của quá trình chứng nhận. Với phương châm hỗ trợ tối đa, chi phí chứng nhận ISO 14001:2015 tại Aqcert sẽ linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng trong một mức cụ thể.
- Thủ tục đơn giản, Thời gian thực hiện nhanh, thuận lợi, bảo mật thông tin trong quá trình chứng nhận.
- Nhân viên tư vấn tận tâm, thái độ làm việc tận tình chu đáo, thời gian nhanh chóng,
- Khách hàng sẽ được AqCert song hành, hỗ trợ miễn phí các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và giải đáp mọi thắc mắc khi cần; hỗ trợ tối đa với quy trình chuẩn hóa, chặt chẽ, đảm bảo thuận lợi nhất để hoàn thiện đánh giá và chứng nhận.
- Cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, các tài liệu kỹ thuật có liên quan;
- Quảng bá thông tin doanh nghiệp trên các website của AqCert
ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đưa ra cho các tổ chức một khuôn khổ để bảo vệ môi trường và ứng phó với các điều kiện môi trường biến đổi cân bằng với các nhu cầu về kinh tế – xã hội. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho phép một tổ chức đạt được các kết quả dự kiến đặt ra đối với hệ thống quản lý môi trường của mình.
ISO 14001: 2015 hướng đến phát triển bền vững thông qua việc giảm thiểu chất thải, sử dụng tiết kiệm năng lượng và sử dụng vật liệu mới thân thiện môi trường. Việc giảm chất thải tức là sẽ giảm lượng nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn. Nhiều trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn được giảm về căn bản. Nồng độ và lượng chất thải thấp thì chi phí xử lý sẽ thấp. Nhờ đó, giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm.
ISO 14001:2015 – Khuôn khổ để bảo vệ môi trường
Các phiên bản của ISO 14001
– Năm 1996: tiêu chuẩn đầu tiên của bộ tiêu chuẩn ISO14000 ra đời
– Năm 1997: các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO14000 ra đời đầy đủ
– Năm 2004: tiêu chuẩn ISO14001 phiên bản 2004 phát hành (thay thế cho tiêu chuẩn ISO14001 phiên bản 1996).
– Năm 2015: tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản 2015 ra đời (thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản 2004).
Miền Bắc
SĐT: 0905 845 089 Mr Hoàng
Miền Trung
SĐT: 0905 814 089 Ms Ý Kiều
Miền Nam
SĐT: 0905 856 089 Ms Tuấn